Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng (An Sĩ toàn thư - Tập 1)

Nonfiction, Religion & Spirituality, Eastern Religions, Buddhism
Cover of the book Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng (An Sĩ toàn thư - Tập 1) by Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Minh Tiến
View on Amazon View on AbeBooks View on Kobo View on B.Depository View on eBay View on Walmart
Author: Nguyễn Minh Tiến ISBN: 9781370488667
Publisher: Nguyễn Minh Tiến Publication: November 2, 2016
Imprint: Smashwords Edition Language: English
Author: Nguyễn Minh Tiến
ISBN: 9781370488667
Publisher: Nguyễn Minh Tiến
Publication: November 2, 2016
Imprint: Smashwords Edition
Language: English

Đại sư Ấn Quang vốn là bậc long tượng trong Phật giáo. Cuộc đời và đạo nghiệp của ngài quá đủ để chúng ta đặt niềm tin vào những lời khuyên của ngài. Đại sư nói về sách An Sĩ toàn thư và soạn giả là tiên sinh Chu An Sĩ như sau:
“...quả thật là một quyển kỳ thư khuyến thiện bậc nhất trong thiên hạ, nếu so với những quyển sách khuyến thiện tầm thường khác, há có thể sánh cùng được sao? Lòng tôi vẫn tin chắc rằng tiên sinh hẳn là bậc Bồ Tát theo bản nguyện mà hiện thân cư sĩ để thuyết pháp độ sinh.”
(Trích Lời tựa của Đại sư Ấn Quang)
Chính niềm tin vào Đại sư Ấn Quang đã khuyến khích tôi tiếp tục đọc vào sách An Sĩ toàn thư, thay vì gác nó sang một bên sau khi nhận ra có sự hiện diện của nhân vật gọi là Văn Xương Đế Quân.
Và quả thật tôi đã đặt niềm tin không lầm. Sau khi đọc vào nội dung sách, tôi mới hiểu được lý do vì sao Đại sư hết lời khen ngợi, và cũng thấy được tâm lượng từ bi, trí tuệ diệu dụng của tiên sinh Chu An Sĩ khi soạn ra tập sách khuyến thiện này.
Từ đó, tôi phát tâm chuyển dịch sách này sang Việt ngữ, đồng thời soạn các chú giải và khảo đính một số điểm sai sót trong chính văn để tập sách thêm phần hoàn thiện. Sách dày hơn ngàn trang Hán văn khổ lớn, sử dụng khá nhiều điển tích cũng như thuật ngữ Nho giáo, Đạo giáo và trích dẫn một số lượng Kinh điển rất nhiều. Với một khối lượng tư liệu tham khảo đồ sộ và trong điều kiện tra khảo của thế kỷ 17, soạn giả không tránh khỏi nhiều nơi đã dẫn chú hoặc trích dẫn Kinh văn không hoàn toàn chính xác. Trong quá trình chuyển dịch, chúng tôi đã hết sức cố gắng phát hiện và ghi chú rõ những điểm này để giúp người đọc có thể tiếp cận với một văn bản hoàn chỉnh hơn. Vì thế, toàn bộ công trình khảo đính, chuyển dịch và chú giải đã phải kéo dài trong gần hai năm.
Về nội dung sách, soạn giả đã dựa vào bài văn Âm chất rất ngắn gọn (chỉ khoảng hơn 800 chữ) để biên soạn thành một bộ sách hơn 400 trang chữ Hán khổ lớn. Cách trình bày khá nhất quán trong toàn bộ sách. Cứ mỗi một câu được mang ra phân tích, bao giờ cũng có một phần giảng rộng mà ông gọi là “phát minh”, sau đó đến phần đưa ra nhận xét, lời bàn, mà ông gọi là “án”. Tiếp đó, hầu hết đều có thêm phần trưng dẫn sự tích, gồm những câu chuyện được rút ra từ kinh điển hoặc các truyện tích trong Phật giáo, nhằm mục đích minh họa cho ý nghĩa của các phần trên.
Chính phần giảng rộng và lời bàn của tiên sinh An Sĩ đã khai phá và mở rộng ý nghĩa của bài văn Âm chất hoàn toàn theo tinh thần Phật giáo, giúp người đọc qua đó tiếp nhận được những giáo lý tinh hoa, những tri thức hướng thiện trên tinh thần từ bi, vị tha và trí tuệ. Không khó để chúng ta nhận ra rằng, tuy dựa trên bài văn Âm chất, nhưng hầu như phần trước tác của tiên sinh An Sĩ đã chi phối hoàn toàn nội dung của sách này.
Một câu hỏi có thể được nêu lên ở điểm này: Tại sao tiên sinh phải dựa vào bài văn Âm chất? Tại sao tiên sinh không tự mình viết ra tất cả những nội dung ấy, vốn là điều không có gì khó khi xét đến sự dụng công của tiên sinh đối với bộ sách này?

View on Amazon View on AbeBooks View on Kobo View on B.Depository View on eBay View on Walmart

Đại sư Ấn Quang vốn là bậc long tượng trong Phật giáo. Cuộc đời và đạo nghiệp của ngài quá đủ để chúng ta đặt niềm tin vào những lời khuyên của ngài. Đại sư nói về sách An Sĩ toàn thư và soạn giả là tiên sinh Chu An Sĩ như sau:
“...quả thật là một quyển kỳ thư khuyến thiện bậc nhất trong thiên hạ, nếu so với những quyển sách khuyến thiện tầm thường khác, há có thể sánh cùng được sao? Lòng tôi vẫn tin chắc rằng tiên sinh hẳn là bậc Bồ Tát theo bản nguyện mà hiện thân cư sĩ để thuyết pháp độ sinh.”
(Trích Lời tựa của Đại sư Ấn Quang)
Chính niềm tin vào Đại sư Ấn Quang đã khuyến khích tôi tiếp tục đọc vào sách An Sĩ toàn thư, thay vì gác nó sang một bên sau khi nhận ra có sự hiện diện của nhân vật gọi là Văn Xương Đế Quân.
Và quả thật tôi đã đặt niềm tin không lầm. Sau khi đọc vào nội dung sách, tôi mới hiểu được lý do vì sao Đại sư hết lời khen ngợi, và cũng thấy được tâm lượng từ bi, trí tuệ diệu dụng của tiên sinh Chu An Sĩ khi soạn ra tập sách khuyến thiện này.
Từ đó, tôi phát tâm chuyển dịch sách này sang Việt ngữ, đồng thời soạn các chú giải và khảo đính một số điểm sai sót trong chính văn để tập sách thêm phần hoàn thiện. Sách dày hơn ngàn trang Hán văn khổ lớn, sử dụng khá nhiều điển tích cũng như thuật ngữ Nho giáo, Đạo giáo và trích dẫn một số lượng Kinh điển rất nhiều. Với một khối lượng tư liệu tham khảo đồ sộ và trong điều kiện tra khảo của thế kỷ 17, soạn giả không tránh khỏi nhiều nơi đã dẫn chú hoặc trích dẫn Kinh văn không hoàn toàn chính xác. Trong quá trình chuyển dịch, chúng tôi đã hết sức cố gắng phát hiện và ghi chú rõ những điểm này để giúp người đọc có thể tiếp cận với một văn bản hoàn chỉnh hơn. Vì thế, toàn bộ công trình khảo đính, chuyển dịch và chú giải đã phải kéo dài trong gần hai năm.
Về nội dung sách, soạn giả đã dựa vào bài văn Âm chất rất ngắn gọn (chỉ khoảng hơn 800 chữ) để biên soạn thành một bộ sách hơn 400 trang chữ Hán khổ lớn. Cách trình bày khá nhất quán trong toàn bộ sách. Cứ mỗi một câu được mang ra phân tích, bao giờ cũng có một phần giảng rộng mà ông gọi là “phát minh”, sau đó đến phần đưa ra nhận xét, lời bàn, mà ông gọi là “án”. Tiếp đó, hầu hết đều có thêm phần trưng dẫn sự tích, gồm những câu chuyện được rút ra từ kinh điển hoặc các truyện tích trong Phật giáo, nhằm mục đích minh họa cho ý nghĩa của các phần trên.
Chính phần giảng rộng và lời bàn của tiên sinh An Sĩ đã khai phá và mở rộng ý nghĩa của bài văn Âm chất hoàn toàn theo tinh thần Phật giáo, giúp người đọc qua đó tiếp nhận được những giáo lý tinh hoa, những tri thức hướng thiện trên tinh thần từ bi, vị tha và trí tuệ. Không khó để chúng ta nhận ra rằng, tuy dựa trên bài văn Âm chất, nhưng hầu như phần trước tác của tiên sinh An Sĩ đã chi phối hoàn toàn nội dung của sách này.
Một câu hỏi có thể được nêu lên ở điểm này: Tại sao tiên sinh phải dựa vào bài văn Âm chất? Tại sao tiên sinh không tự mình viết ra tất cả những nội dung ấy, vốn là điều không có gì khó khi xét đến sự dụng công của tiên sinh đối với bộ sách này?

More books from Nguyễn Minh Tiến

Cover of the book Sen búp dâng đời by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Công đức phóng sinh by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Phóng sinh: Chuyện nhỏ khó làm by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Các vị Đại sư tái sinh Tây Tạng by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Gioi luat bac ty-kheo by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Quy Sơn cảnh sách by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Tự lực và tha lực trong Phật giáo by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Vài suy nghĩ về Đại Tạng Kinh Tiếng Việt -Hiện trạng và tương lai by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Điều trị bệnh tận gốc by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Khuyên người bỏ sự giết hại (An Sĩ toàn thư - Tập 3) by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book San sẻ yêu thương by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Hạnh phúc khắp quanh ta by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm by Nguyễn Minh Tiến
Cover of the book Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ (An Sĩ toàn thư - Tập 5) by Nguyễn Minh Tiến
We use our own "cookies" and third party cookies to improve services and to see statistical information. By using this website, you agree to our Privacy Policy